DI TÍCH LỊC SỬ QUỐC GIA- ĐỀN THỜ NGUYỄN CẢNH HOAN

Thứ sáu - 25/11/2022 03:12
DI TÍCH LỊCH SỬ
ĐỀN THỜ THÁI PHÓ TẤN QUỐC CÔNG NGUYỄN CẢNH HOAN

 Nguyễn Cảnh Hoan (1521 – 1576) có cha là Phúc Khánh Quận công Nguyễn Cảnh Huy người làng Ngọc Sơn (Thanh chương). Ông là tướng Nhà Lê giữ chức Binh bộ thượng thư, hàm Thái phó về sau được truy phong Tấn Quốc công. 

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ xung đột Lê – Mạc, Nhà Lê nhiều lần cử tướng Nguyễn Cảnh Hoan đem quân vào vùng Nghệ An trấn giữ. Tháng 9/1576, Nguyễn Cảnh Hoan bị quân Mạc bắt và giết chết tại thành Thăng Long ngay sau đó.

 
Đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan
Sau khi khôi phục, triều Lê truy phong ông là Tấn Quốc công, xếp vào trung đẳng thần và sai lập đền thờ. Năm 1602 đền thờ chính của ông được xây dựng tại xã Tràng Sơn ngày nay.  Ngoài đền chính ở Tràng Sơn còn có các đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan ở xã Lưu Sơn (Đô Lương) và ở một số địa phương thuộc các huyện Nam Đàn, Thanh Chương. Phần mộ của ông hiện ở rú Cấm xã Tràng Sơn. 

Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan thuộc xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (năm 1602) để thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan và 4 vị nhân thần của dòng họ Nguyễn Cảnh đã có công “Bảo quốc hộ dân”. Đền thờ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia 08/04/1991.

Với diện tích 3.290m2, khuôn viên của Đền bao gồm nhiều hạng mục công trình như: Thượng điện, Trung điện, Hạ điện, Tam quan, Tả vu, Hữu vu, nhà ngựa, nhà bia, nhà truyền thống.


Sau khi xếp hạng, ngoài con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh thì đền thờ còn đón rất nhiều lượt Nhân dân địa phương và khách vùng phụ cận đến tham quan, thăm viếng, nhất là những ngày lễ hội. Vì vậy, việc tổ chức lễ hội gặp nhiều khó khăn.
 Xuất phát từ thực trạng đó, địa phương đã xây dựng Quy hoạch mở rộng khuôn viên di tích đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan, gồm các hạng mục công trình: khu đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan, quảng trường lễ hội và Bãi đỗ xe với tổng diện tích  12.950m2, trong đó, nội dung chính là: Cải tạo, chỉnh trang lại các công trình cổ như thượng điện, trung điện, hạ điện, nhà bia, nhà ngựa. Di dời nhà truyền thống lùi ra bên phải để dành diện tích cho sân hành lễ , xây mới nhà khách, khu quảng trường lễ hội, khu phụ trợ và bãi đỗ xe.

                                                                           

Lễ hội Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công năm 2014
Nguồn ảnh: Báo Nghệ An

Lễ hội Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công có từ trên 400 năm nay và có đăc điểm riêng là  cứ 10 năm được tổ chức một lần vào các ngày 14.15,16 tháng 3 âm lịch của các năm “Giáp”- (năm dứng đầu của mỗi can) như 1944, 1994, 2004, 2014... gọi là  “thập niên sự lễ” tại nhà thờ chính ở xã Tràng Sơn (Đô Lương).
Được biết, sau 3 kỳ lễ hội (1954, 1964, 1974) do hoàn cảnh chiến tranh không được tổ chức, đến năm 1984, dòng họ Nguyễn Cảnh quyết định phục hồi và năm 2014 này “Thập niên sự lễ” được tổ chức sau các năm 1994 và 2004. Đây là dịp để con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh tri ân tổ tiên và động viên nhau đóng góp công, góp sức xây dựng quê hương đất nước.

                                                                              Ban biên tập
 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
ban do hanh chinh xa Trang Son
Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Quản lý văn bản
Thông tin các dự án, hạng mục đầu tư
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay102
  • Tháng hiện tại6,160
  • Tổng lượt truy cập806,543
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây